Hoạt động nội bộ Giờ làm việc: 8h00 - 17h30 Thứ 2 đến Chủ nhật

Toàn tập về biểu tượng và ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo ô tô (Phần 1)

Mỗi khi có một đèn cảnh báo ô tô sáng lên, bạn lại lo sợ. Bạn không biết nó có ý nghĩa gì, hay xe của mình đang có vấn đề ở đâu, hay mình phải làm gì ngay lúc này. Thì bài viết bài dành riêng cho bạn. Để không run sợ mỗi khi có đèn cảnh báo, tại sao không dành ra 10 phút để tìm đọc hướng dẫn chi tiết về các loại đèn cảnh báo ô tô.

Đèn cảnh báo trên táp lô xe ô tô là gì?

Những chiếc xe ô tô hiện đại ngày nay chứa đầy các thiết bị điện tử và được tích hợp cảm biến để theo dõi cách chiếc xe của chúng ta hoạt động. Điều quan trọng là phải biết đèn cảnh báo bảng điều khiển xe có nghĩa là gì. Điều này có ý nghĩa cực kỳ lớn bởi vì bạn có thể tránh được sự cố xe hoặc hư hỏng toàn bộ.

Vì thì, đèn cảnh báo màu vàng và màu đỏ khác nhau ở đâu, chúng mang thông điệp là gì, tại sao chúng lại xuất hiện, vấn đề khẩn cấp đang ở mức nào và bạn nên làm gì khi nhìn thấy chúng? Có quá nhiều thứ mà bạn chưa biết đúng không.

y-nghia-mau-sac-den-canh-bao-oto

Đèn cảnh báo trên bảng điều khiển của bạn tuân theo hệ thống màu đèn giao thông:

Màu xanh lá cây: hệ thống đang hoạt động chính xác hoặc hiện đang vận hành tốt.

Màu vàng: một cái gì đó không hoạt động chính xác – hãy cẩn thận và kiểm tra nó càng sớm càng tốt

Màu đỏ: có một vấn đề nghiêm trọng và có khả năng nguy hiểm – hãy dừng lái xe ngay khi thấy an toàn.

14 biểu tượng đèn cảnh báo cần hiểu rõ

Đèn cảnh báo phanh

den-canh-bao-phanh

Còn được biết đến với tên gọi là đèn cảnh báo hệ thống phanh, đèn cảnh báo phanh đỗ hoặc đèn cảnh báo dầu phanh.

Nếu đèn đỏ này vẫn sáng sau khi bạn nhả hoàn toàn phanh đỗ hoặc đèn bật sáng khi bạn lái xe, điều đó có thể cho thấy mức dầu phanh thấp. Trừ khi bạn biết cách tự kiểm tra mức dầu phanh. Nhưng chúng tôi không khuyến khích bạn tự làm công việc này, nó nên là một trong những công việc cần đến các anh thợ sửa ô tô.

Nếu đèn cảnh báo ABS cũng sáng màu, tín hiệu này cho thấy hệ thống phanh bị trục trặc và phanh của bạn có thể không hoạt động đúng. Trong trường hợp này, đèn cảnh báo phân phối lực phanh điện tử (EBD) cũng có thể được chiếu sáng. Đây là một ví dụ điển hình cho hiện tượng khi có một lỗi xảy ra sẽ kéo theo nhiều lỗi khác đi cùng. Đừng quá lo lắng!

Liệu chúng ta có thể tiếp tục lái xe khi xuất hiện đèn cảnh báo phanh?

Bạn không nên mạo hiểm. Phanh là một trong những tính năng an toàn quan trọng nhất trong xe của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là phải hành động ngay lập tức khi bạn nhìn thấy đèn cảnh báo màu đỏ này.

Hãy duy trì tốc độ lái xe thấp và không phanh đột ngột. 

Đừng đánh liều lái xe khi phanh của bạn đang có vấn đề: gọi ngay cho đội cứu hộ ô tô hoặc bên dịch vụ sửa chữa nếu bạn có chính sách bảo hiểm hỏng hóc.

Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn có thể gọi Auto iTech theo số 1900-888-696 hoặc 0989679189 bất kỳ lúc nào, cho dù bạn có phải là thành viên nhận dịch vụ bảo hiểm sửa chữa xe hay không.

Đèn cảnh báo động cơ khí thải

den-canh-bao-dong-co-khi-thai

Còn được gọi là đèn cảnh báo kiểm tra động cơ hoặc đèn cảnh báo ECU.

Khi xuất hiện đèn cảnh báo kiểm tra động cơ, nó thường đi kèm với các dấu hiệu nhận biết rằng động cơ không hoạt động đúng, chẳng hạn như thiếu nhiên liệu hoặc có tiếng kêu lạ  khi bạn nhấn chân ga.

Đèn này có thể đưa ra thông báo về một số lỗi, từ các sự cố nhỏ như cảm biến điện bị hỏng đến sự cố về cơ khí lớn hơn nhiều, như lỗi với hệ thống kiểm soát khí thải hoặc bộ chuyển đổi xúc tác.

Tôi có thể lái xe bao lâu khi xuất hiện đèn cảnh báo kiểm tra động cơ?

Nếu đèn này bật sáng, bạn nên kiểm tra nó càng sớm càng tốt. Vì nếu tiếp tục lái xe, bạn có nguy cơ gây ra các thiệt hại nặng nề hơn. Có khả năng không thể khắc phục cho động cơ của bạn. Như vậy sẽ rất tốn kém để sửa chữa sau này. Và chúng tôi biết bạn không muốn như vậy đúng không?

Hãy tìm tới 1 trong những hệ thống sửa chữa ô tô gần bạn nhất để nhận được sự giúp đỡ. Dưới đây là các cơ sở sửa chữa ô tô chuyên nghiệp của Auto iTech, bạn có thể note lại phòng những lúc xe bị lỗi:

  • Số 1 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Số 89 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Số 399 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
  • Số 9 ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội

Đèn cảnh báo túi khí

den-canh-bao-tui-khi

Còn được gọi là đèn cảnh báo SRS (Supplemental Restraint System).

Khi đèn này chuyển sang màu đỏ, điều đó có nghĩa là ít nhất một yếu tố của hệ thống an toàn túi khí không hoạt động chính xác: hệ thống túi khí chính; hệ thống phân loại hành khách phía trước (phát hiện trọng lượng và vị trí hành khách phía trước để triển khai túi khí một cách an toàn); hoặc hệ thống dây an toàn giả lập, thắt chặt dây đai trong trường hợp va chạm.

Tôi có thể tiếp tục lái xe với đèn cảnh báo túi khí không?

Nếu hệ thống túi khí không hoạt động bình thường, nó có thể không hoạt động trong một vụ tai nạn – hoặc trong một số trường hợp khẩn cấp nào đó. Hoặc tai hại hơn là nó có thể hoạt động bất ngờ và gây ra sự cố khi bạn đang lái xe. Dù bằng cách nào thì hệ thống túi khí là một tính năng an toàn cực kỳ quan trọng của ô tô. Vì vậy nếu đèn này bật sáng, hãy kiểm tra ngay lập tức.

Đèn cảnh báo trợ lực lái

 

den-canh-bao-tro-luc-lai

Còn được gọi là đèn cảnh báo EPS hoặc EPAS.

Đèn cảnh báo này chỉ ra rằng có một vấn đề với hệ thống trợ lực lái.

Đối với các hệ thống chạy bằng điện, vấn đề này có thể khắc phục đơn giản như khởi động lại hệ thống. Tìm một nơi an toàn để dừng xe lại và thử tắt xe và bật lại sau 30 giây. Nếu đèn vẫn sáng, bạn nên mang xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Tôi có thể lái xe khi xuất hiện đèn cảnh báo EPS không?

Bạn có thể, nhưng nếu hệ thống lái trợ lực bị hỏng bạn sẽ nhận thấy rằng chiếc xe khó điều khiển hơn và bạn nên cẩn thận hơn. Vì lái xe ở tốc độ cao mà không có trợ lực lái sẽ rất nguy hiểm.

Phần 2 của nội dung Toàn tập về đèn cảnh báo ô tô chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn ý nghĩa biểu tượng và cách xử lý với những loại đèn báo sau:

  • Đèn cảnh báo bộ lọc Diesel
  • Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ
  • Đèn cảnh báo lượng nước làm mát
  • Đèn cảnh báo dầu động cơ
  • Đèn cảnh báo áp suất lốp thấp
  • Đèn cảnh báo Ắc-quy
  • Đèn cảnh báo phanh (ABS)
  • Đèn cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử (ESP)
  • Đèn cảnh báo má phanh

Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất trong ngành công nghiệp ô tô cũng như các vấn đề kỹ thuật ô tô ứng dụng trong đời sống hàng ngày của bạn.

Auto i-Tech Garage – Bảo dưỡng phanh luôn là MIỄN PHÍ

>> Chi tiết xem tại: BẢO DƯỠNG PHANH MIỄN PHÍ

 

HỆ THỐNG CHUỖI SỬA XE CÔNG NGHỆ AUTO I-TECH
Hotline: 1900-888-696 | 0989.679.189 | https://autoitech.vn | info@autoitech.vn
Quét QR Code đê xem hệ thống:

Bài viết liên quan

04/02 2022

[Kiến thức] Động cơ ô tô bốc khói: Nguyên nhân và cách xử lý

Khói có thể thoát ra từ động cơ và ống khói mà gần như có rất ít cảnh báo. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số nguyên nhân phổ biến nhất gây....

16/07 2020

Hệ thống OBD II là gì? Những mã lỗi phổ biến (Phần 2)

Hệ thống OBD II ghi nhận những mã lỗi về bộ chuyển đổi khí thải, cảm biến oxy, hệ thống tuần hoàn khí thải, van hằng nhiệt của hệ thống làm mát và cảm....

24/03 2020

Toàn tập về biểu tượng và ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo ô tô (Phần 2)

Phần 1 của nội dung này bạn đã được làm quen với đèn cảnh báo trên ô tô, với cách tiếp cận căn bản, dễ hiểu về các cấp độ trạng thái cùng chúng....

01/09 2021

Dịch vụ cứu hộ ắc quy tại Hà Nội

THẦN CHÚ NÀO HIỆU NGHIỆM KHI XE CHẾT MÁY VÌ CHÁY ẮC QUY? Cùng nhẩm đọc và học thuộc cùng Auto i-Tech vì rất có thể, nó còn quan trọng hơn cả việc nhớ....

08/02 2021

6 dấu hiệu có thấy bạn cần thay lọc động cơ mới

Thay lọc gió động cơ ô tô giúp bảo vệ động cơ và các thành phần nội bộ khác của xe. Nó được khuyến khích thay mới sau mỗi lần từ 10.000 đến 15.000....

15/02 2022

[Kiến thức] Lọc gió động cơ ô tô | Air Filter

Nhìn Lọc gió động cơ ô tô “bắt hình dong”. Cái này thì đơn giản, không có nhiều thông tin kỹ thuật khiến anh em đau não đâu. Ở xưởng, anh em chúng tôi....

16/03 2020

Khung gầm ô tô là gì? Làm thế nào xử lý tiếng ồn khung gầm hiệu quả

Khung gầm ô tô, trong giới kỹ thuật gọi là Chassis hay Frame. Bạn có thể google bằng 1 trong 2 cụm từ này để có thể tìm kiếm nhiều thông tin hơn. Giống....

26/03 2020

[Kiến thức] 07 dấu hiệu cho biết Ắc quy ô tô cần phải thay thế

Hầu hết Ắc quy ô tô có tuổi thọ khoảng ba năm hoặc 50.000 dặm. Tốt nhất là nên thay thế pin xe của bạn mỗi 50.000 dặm hoặc ba năm, ngay cả khi....