Hoạt động nội bộ Giờ làm việc: 8h00 - 17h30 Thứ 2 đến Chủ nhật

Những hiểu biết căn bản về hệ thống phanh ô tô

Phanh ô tô là một bộ phận thuộc hệ thống an toàn của xe. Chúng đảm nhận nhiệm vụ giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn trong những trường hợp cần thiết. Hệ thống phanh ô tô khá đơn giản, là người đi xe ô tô, các bạn nên dành thời gian để tìm hiểu. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lưu ý bảo dưỡng.

Cấu tạo của hệ thống phanh ô tô

Tùy thuộc vào hệ thống phanh của bạn thuộc loại nào mà chúng sẽ có cấu tạo khác nhau. Với hệ thống phanh đĩa, chúng tôi có thể giới thiệu về cấu tạo của chúng cho bạn như sau:

Đĩa phanh (Brake disc hoặc Roto) 

Đĩa phanh, hay còn gọi là Roto từ lâu đã được xem là trái tim của hệ thống phanh hiện đại. Đĩa phanh là những đĩa kim loại lớn, và chúng có nhiều kiểu dáng khác nhau. Đĩa phanh của những chiếc xe đua thường có rãnh cho phép quản lý nhiệt tốt hơn. 

Các lỗ trên một đĩa phanh cũng tạo điều kiện cho việc loại bỏ nước khỏi bề mặt của nó trong thời tiết ẩm ướt. Điều này giúp phanh hoạt động hiệu quả hơn ngay cả trong điều kiện ẩm ướt và trơn trượt.

Nếu chẳng may hoặc bạn có chủ ý mua những loại đĩa phanh rẻ tiền, điều này đồng nghĩa với việc đĩa phanh của bạn được làm từ những kim loại kém chất lượng. Thật không may, chúng không có khả năng quản lý nhiệt tốt, dẫn đến các hiện tượng quá nóng. 

Và khi kim loại quá nóng, chúng có xu hướng trở nên cong vênh. Roto kim loại chất lượng thấp cũng không thể giúp bạn dừng xe trong một khoảng cách ngắn. Việc sửa chữa, bảo dưỡng hay thay thế đĩa phanh này cũng sẽ thường xuyên diễn ra, khiến bạn tốn kha khá chi phí. Và chắc chắn là không hề thông minh nếu bạn chủ ý mua một chiếc đĩa phanh rẻ tiền đâu nhé!

cau-tao-phanh-o-to
Cấu tạo phanh ô tô khá đơn giản so với những bộ phận khác trên ô tô.

Ngàm phanh (Brake Caliper)

Ngàm phanh, nghe lạ tai đúng không. Nó giống như một ống kẹp bám vào đĩa phanh khi đạp bàn đạp phanh. Ngàm phanh chứa các piston thủy lực được kết nối với một loạt các ống cung cấp dầu phanh. 

Khi chúng ta nhấn bàn đạp phanh, chất lỏng được đẩy vào xi lanh và các pít-tông trong ngàm phanh. Điều này đẩy mặt của má phanh về phía bề mặt của đĩa phanh, khiến kẹp trên rôto quay. Một lưu ý nhỏ cho bạn, ngàm phanh càng khó hoạt động, nó càng tạo ra nhiều nhiệt. Và nếu bạn có một đĩa phanh chất lượng thấp, bạn sẽ biết điều này gây ra hậu quả gì.

Má phanh (Brake Pads) 

Khi nói đến má phanh, chúng ta nói đến một cặp. Bạn dễ dàng nhìn thấy má phanh ở vị trí 2 mặt bên của đĩa phanh. Khi phanh hoạt động, 2 má phanh này sẽ kẹp chặt lấy đĩa phanh. Giống như đĩa phanh, má phanh cũng được thiết kế những rãnh để có thể thoát nhiệt tốt hơn. 

Chất liệu để làm nên má phanh khá đa dạng. Thường chúng ta sẽ ưu tiên sử dụng những loại vật liệu nào cứng, có nhiệt độ nóng chảy cao như gốm, hợp kim…

Hệ thống dẫn truyền (Brake Line)

Bao gồm những ống truyền chất lỏng thủy lực đến cụm ngàm phanh. Thật không may, hệ thống dẫn truyền là một vấn đề cần lưu tâm vì chúng có thể bị thủng, vỡ hoặc bị hư hỏng dẫn đến rò rỉ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo hệ thống phanh đĩa. Vậy còn phanh tang trống (phanh guốc) thì sẽ như thế nào?

Cấu tạo của phanh tang trống về cơ bản giống với phanh đĩa ngoại trừ việc chúng được đặt tên khác và có cách vận hành khác. Bộ phận đĩa phanh sẽ tương ứng với guốc phanh của hệ thống phanh guốc. Nó được gắn cố định vào bánh xe ô tô con. 

Trong quá trình hãm phanh, chất lỏng thủy lực được đưa đến xi lanh bánh xe, điều này buộc guốc phanh phải di chuyển ra xa nhau. Điều này đẩy guốc phanh vào trống quay, làm giảm tốc độ xe. Khi phanh được nhả ra, guốc phanh được đưa trở lại vị trí bắt đầu nhờ tác động của lò xo hồi.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô

So với các bộ phận khác của ô tô, hệ thống phanh ô tô khá đơn giản với rất ít bộ phận. Khi hệ thống phanh hoạt động khi người dùng nhấn chân phanh, một xi lanh chủ sẽ được kích hoạt. Điều này đôi khi cũng được gọi là một trợ lực phanh hoặc chân không. 

Mục tiêu của bộ tăng áp chân không là nâng cao áp lực do chân bạn tạo ra. Điều này làm cho việc nhấn bàn đạp phanh diễn ra khá dễ dàng. Sự thật là, sẽ rất khó khăn khi đạp bàn đạp phanh mà không có bộ trợ lực này.

he-thong-phanh-o-to-hoat-dong-nhu-the-nao
Kể từ khi ta nhấn chân phanh, một quy trình vận hành hệ thống phanh được bắt đầu.

Khi phanh được kích hoạt, như chúng tôi đã đề cập ở trên, lực tạo ra từ bộ trợ lực sẽ được truyền đến tận Xi-lanh chính chứa đầy dầu phanh xe của bạn. Những chiếc xe hiện đại luôn đi kèm với hai bộ phanh, một ở phía trước và một ở phía sau. Hệ thống dẫn truyền chất lỏng được phân phối từ xi lanh chính cho đến cụm ngàm phanh (đối với hệ thống phanh đĩa) và xi lanh bánh xe (đối với hệ thống phanh tang trống). 

Hệ thống dẫn truyền được chứa đầy dầu phanh thủy lực. Xy lanh chủ cung cấp một lượng áp suất phù hợp cho hệ thống phanh trước và sau. Về mặt kỹ thuật, với mỗi lần nhấn bàn đạp phanh, bạn thực sự đã đưa dầu phanh vào ngàm phanh hoặc xi lanh bánh xe của hệ thống phanh. Điều này buộc các má phanh kẹp chặt vào đĩa phanh hoặc trống phanh để tách ra và tiếp xúc với trống phanh. Đây là nguyên nhân khiến bạn dừng lại hoặc giảm tốc.

Sự khác nhau của các loại phanh ô tô

Dựa vào mục đích sử dụng, phanh ô tô được chia thành 2 loại chính: phanh tay và phanh chân.

Phanh tay ô tô

Chức năng chính của phanh tay là giảm tốc độ, đứng yên hoặc đỗ xe trên mặt phẳng dốc trong những trường hợp khẩn cấp. Phanh tay được chia thành 2 loại là: Phanh tay cơ khí và Phanh tay điện tử

Phanh tay cơ khí

Hay còn được gọi là phanh khẩn cấp (Emergency Brake). Nguyên lý hoạt động của phanh tay cơ khí khá đơn giản. Khi người lái dùng tay kéo cần phanh, thì sợi dây cáp kết nối với 2 bánh xe sau của ô tô sẽ được kéo lại. Nếu xe của bạn dùng phanh đĩa, thì phanh tay sẽ dùng luôn cơ cấu này để hoạt động linh hoạt hơn. Bạn chỉ cần kéo cần phanh thì xe sẽ đi chậm lại hoặc dừng hẳn. Và khi không muốn dùng phanh nữa, bạn chỉ cần nhấn nút phía đầy tay phanh để nhả phanh.

Ưu điểm của phanh tay cơ khí đó là bền, không tốn chi phí bảo dưỡng, khá thông dụng, cách sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, nó cũng có một số điểm mà người dùng phàn nàn đó là thường xảy ra tình trạng phanh không ăn khi kéo, và khi để quên tay phanh thì sẽ gây hỏng bộ phận cơ khí trên xe. 

Phanh tay điện tử

Khi sử dụng loại phanh tay này, chúng ta sẽ phải gắn một cơ cấu chấp hành điện một chiều ở 2 bánh xe sau. Trung tâm điều khiển phanh của xe sẽ xử lý các tính hiệu nhận được từ người lái sẽ truyền xuống cơ cấu chấp hành điện. Nếu muốn sử dụng loại phanh nay điện tử này, bạn cần nhấn chân phanh và dùng tay kéo lẫy điều khiển điện tử phanh tay. Khi không muốn sử dụng phanh nữa, chúng ta sẽ phải nhấn chân phanh lần nữa, và nhấn lẫy điều khiển phanh tay xuống. 

Ưu điểm của phanh tay điện tử khá nhiều, có thể kể đến như: Không xảy ra tình trạng quên kéo và nhả phanh tay, tiết kiệm diện tích cho khoang nội thất, khắc phục được tình trạng kẹt phanh hay bó phanh. Cũng giống như bất cứ loại phanh ô tô nào khác, phanh tay điện tử cũng có nhược điểm là cách sử dụng phức tạp và trong trường hợp chẳng may Ắc quy chết thì sẽ không sử dụng được phanh xe.

Phanh chân ô tô

Đã có phanh tay thì hẳn sẽ có phanh chân. Cách gọi này không chỉ đến từ cách thức sử dụng mà còn do vị trí của chúng đối xứng với tay phanh.

Phanh chân có chức năng giảm tốc độ xe hoặc khiến nó dừng hẳn trong khi đang hoạt động. Phanh chân được chia thành 2 loại: Phanh tang trống (phanh guốc) và phanh đĩa. Hẳn là bạn sẽ thấy rất quen thuộc khi đọc đến phần này đúng không. Vì tên của chúng đã được nhắc tới trong nội dung tìm hiểu về Cấu tạo của hệ thống thanh rồi.

các-loai-phanh-o-to

Phanh đĩa

Có một sự thật là, hầu hết những chiếc ô tô ngày nay đều sử dụng phanh đĩa cho bánh xe trước. Phanh đĩa có phần được ưa thích hơn vì chúng cung cấp nhiều lực để dừng hiệu quả hơn loại phanh tang trống. 

Một lý do khác là nhiệt sinh ra được tản ra hiệu quả hơn thông qua diện tích bề mặt lớn hơn của đĩa phanh. Trong trường hợp đĩa phanh có rãnh, tản nhiệt được thực hiện thậm chí còn hiệu quả hơn. Ngoài ra, phanh đĩa có xu hướng khô nhanh trong thời tiết ẩm ướt đồng thời bảo vệ hệ thống chống má phanh.

Phanh tang trống (phanh guốc)

Về nguyên lý hoạt động, guốc phanh có cách thức khá giống như phanh đĩa ngoại trừ chuyển động của guốc phanh nằm ngoài đường giữa để cho phép chúng tiếp xúc với trống phanh. Phanh tang trống ít tốn kém hơn phanh đĩa và chúng dễ dàng sửa chữa hơn hoặc thậm chí thay thế.

Có một điểm lưu ý là, phanh trống không  làm tốt nhiệm vụ quản lý nhiệt vì chúng có xu hướng bị nóng hơn khi sử dụng thường xuyên hơn. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của hệ thống phanh. Hơn nữa, do thiết kế mà nước có xu hướng tích tụ bên trong hệ thống phanh, làm giảm khả năng dừng lại và khiến nó có nguy cơ bị ăn mòn rất cao.

Những lưu ý về bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô

Hệ thống phanh ô tô mang lại sự an toàn cho những người trên xe, chính vì vậy, chúng ta không thể lơ là vấn đề bảo dưỡng. Việc am hiểu tình trạng phanh và có kiến thức về sửa chữa chúng sẽ giúp bạn luôn yên tâm khi đi xe. Dưới đây là danh sách những điểm cần lưu ý. Phần này khá dài, mong các bạn kiên nhẫn.

Kiểm tra và duy trì mức dầu phanh

kiem-tra-muc-dau-phanh
Trước tiên, bạn phải biết bình dầu phanh ở vị trí nào

Hãy tạo cho mình một thói quen kiểm tra mức dầu phanh. Và trước tiên, hãy chắc chắn bạn biết bình chứa dầu phanh đang được đặt ở đâu. Trên nắp các bình chứa dầu phanh thường đi kèm với nhãn hiệu dầu phanh khuyên dùng. 

Và hãy luôn chắc chắn rằng bình chứa dầu phanh của bạn được đổ đầy ở mức lý tưởng. Có lẽ quan trọng hơn là sử dụng đúng loại dầu phanh. Các nhà sản xuất ô tô luôn có khuyến nghị của họ khi nói đến chất lỏng hoạt động tốt nhất với hệ thống phanh ô tô. Kiểm tra trong hướng dẫn sử dụng của xe để biết loại dầu phanh cụ thể bạn cần cho chiếc xe của mình là gì.

Thay dầu phanh

Sau khi tạo thói quen về việc kiểm tra mức dầu phanh, thì bạn cần có thêm kiến thức để đánh giá chất lượng dầu phanh, để biết liệu nó có còn tốt để duy trì hoạt động cho hệ thống phanh của mình hay không.

Supertech là loại dầu phanh Hệ thống sửa chữa ô tô Hà Nội tin dùng, bạn có thể xem thông tin chi tiết về sản phẩm tại đây.

Nếu dầu phanh cũ của bạn đã bị nhiễm bẩn do nhiều yếu tố khách quan, thì bạn không nên tiếp tục đổ thêm dầu phanh mới vào. Thay vào đó, bạn cần loại bỏ hết dầu phanh cũ đi, vệ sinh bình dầu rồi sau đó mới đổ đầy bằng dầu phanh mới.

Việc tiếp tục sử dụng dầu phanh đã nhiễm bẩn sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ. Xi lanh chủ có thể sẽ bị hỏng, khiến cho các xi lanh khác cũng bị ảnh hưởng. Một lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn đó là nên thay dầu phanh sau mỗi 25 vạn dặm hoặc 2 năm tùy vào điều kiện nào đến trước. 

Để thay thế dầu phanh, bạn hãy xác định vị trí cổng xả được đặt ở phía sau mỗi phanh. Hãy chắc chắn rằng bạn có công cụ phù hợp cho công việc này để có thể dễ dàng mở cổng xả mà không làm hỏng nó. Cổng xả chỉ cần mở một chút để cho dầu phanh chảy ra. Bạn có thể gắn một ống cao su để dẫn lượng dầu vào một thùng chứa, điều này sẽ không làm bẩn sàn nhà. Trong khi dầu phanh đang chảy ra, hãy nhờ một người bạn đạp chân phanh. Sau khi dầu cũ chảy ra hết, đổ dầu phanh mới vào bình chứa.

Sau khi thực hiện với một phanh, siết chặt cổng xả và tiếp tục làm việc với các phanh còn lại. Khi tất cả các phanh đã được thực hiện, hãy nhấn chân phanh thử nhiều lần để đảm bảo rằng đã có áp lực lên bàn đạp. Bây giờ, cũng là thời điểm tuyệt vời để kiểm tra xem có bất kỳ rò rỉ nào trong các ốc vít không.

Kiểm tra hệ thống dẫn truyền và Xilanh chủ

Hệ thống dẫn truyền chất lỏng và xi lanh chủ là hai thành phần thiết yếu của hệ thống phanh, giúp truyền dầu phanh từ bình chứa đến các phanh riêng lẻ. Vì vậy, điều quan trọng là bạn theo dõi đường dẫn này và tìm kiếm xem có bất kỳ dấu hiệu rò rỉ nào hay không. Các mối nối giữa các đường ống dẫn truyền và xi lanh chủ rất có thể là những nơi cần kiểm tra, mặc dù các đường phanh từ bể chứa cũng cần được lưu ý.

bao-duong-he-thong-phanh-o-to

Kiểm tra và thay thế má phanh khi cần thiết

Các má phanh thường là bộ phận chịu nhiều tác động (tổn hại) nhất của hệ thống phanh. Chúng sẽ nóng lên trong quá trình phanh hoạt động. Cứ như vậy, má phanh sẽ bị hao mòn theo thời gian. Với một số xe ô tô, chúng ta dễ dàng nhìn thấy tình trạng của má phanh từ phía bên ngoài. 

Nhưng cũng có một số xe, có má phanh được lắp đặt ở những vị trí khó nhìn. Lúc này, bạn sẽ cần phải tháo các bánh xe để kiểm tra tình trạng của các miếng má phanh. Các miếng má phanh NÊN có độ mòn đều và vẫn phải dày ít nhất 5 mm. Việc kiểm tra các má phanh có thể được thực hiện mỗi 6.000 dặm một lần. Nếu chúng cần thay thế, thì bạn cần thay thế chúng bằng một loại thích hợp.

Ghé ngay Gara sửa chữa ô tô Hà Nội chuyên nghiệp để nhận được kiểm tra và tư vấn miễn phí. Đặt lịch tại đây.

Kiểm tra và bảo dưỡng đĩa phanh (Roto)

Các đĩa phanh phải luôn được kiểm tra cùng với các má phanh vì hai bộ phận này về cơ bản là luôn có tiếp xúc khi phanh được sử dụng. Các đĩa phanh nên có một bề mặt mịn. Nếu bạn thấy các rãnh đồng tâm hình thành trên bề mặt của đĩa phanh, điều đó thường có nghĩa là má phanh của bạn đã bị ăn mòn. 

Trong nhiều trường hợp, đĩa phanh có thể được bảo dưỡng, sửa chữa để tiếp tục sử dụng. Thợ kỹ thuật sẽ  làm mịn chúng bằng máy giống như máy mài. Nếu sự hỏng hóc quá lớn, không thể khắc phục được bằng cách tái tạo bề mặt, thì bạn sẽ phải thay một đĩa phanh mới. Luôn đặt các miếng má phanh mới sau khi bạn thay thế đĩa phanh.

Chủ đề về Nhận diện các sự cố về phanh và hướng xử lý sẽ được chúng tôi giới thiệu ở một bài viết khác. Mời các bạn đón đọc!

Bài viết liên quan

13/11 2023

[Hỏi-Đáp] Dầu nhớt xe máy có sử dụng cho ô tô được không?

Trong quá trình sử dụng ô tô, một thắc mắc thường xuyên xuất hiện: liệu dầu nhớt dành cho xe máy có thể áp dụng cho ô tô không? Để hiểu rõ vấn đề....

03/08 2020

Khi nào cần thay má phanh ô tô, những dấu hiệu quan trọng

Khi nào cần thay má phanh ô tô? Đừng để đến khi bạn nhấn bàn đạp phanh và phát hiện ra là phanh không ăn thì mới mang xe đi sửa. Vì khi đó,....

24/11 2023

[Kiến Thức] LỐP XE: Giải Nghĩa Các Thông Số Trên Lốp Ô-tô

“Thông tin trên bề mặt lốp không chỉ là những con số và chữ cái vô nghĩa mà chúng ta thường bỏ qua. Thực tế, nó là một kho tàng thông tin quan trọng....

19/08 2020

Những hiểu biết căn bản khi xuất hiện đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ

Khi áp suất dầu động cơ xuống thấp hoặc lên cao hơn so với mức bình thường, đèn cảnh báo áp suất dầu sẽ sáng hoặc nhấp nháy. Đây là một dấu hiệu giúp....

08/02 2021

6 dấu hiệu có thấy bạn cần thay lọc động cơ mới

Thay lọc gió động cơ ô tô giúp bảo vệ động cơ và các thành phần nội bộ khác của xe. Nó được khuyến khích thay mới sau mỗi lần từ 10.000 đến 15.000....

14/11 2023

[Kiến thức] LỐP XE: Tối ưu hóa Áp suất – Những điều cần biết

Khi lốp tiếp xúc với đường, đó là chi phí thấp nhất để cải thiện kinh nghiệm lái xe và kiến thức xe hơi của bạn. Duy trì áp suất lốp phù hợp là....

16/03 2020

Khung gầm ô tô là gì? Làm thế nào xử lý tiếng ồn khung gầm hiệu quả

Khung gầm ô tô, trong giới kỹ thuật gọi là Chassis hay Frame. Bạn có thể google bằng 1 trong 2 cụm từ này để có thể tìm kiếm nhiều thông tin hơn. Giống....

24/03 2020

Toàn tập về biểu tượng và ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo ô tô (Phần 2)

Phần 1 của nội dung này bạn đã được làm quen với đèn cảnh báo trên ô tô, với cách tiếp cận căn bản, dễ hiểu về các cấp độ trạng thái cùng chúng....