Khung gầm ô tô, trong giới kỹ thuật gọi là Chassis hay Frame. Bạn có thể google bằng 1 trong 2 cụm từ này để có thể tìm kiếm nhiều thông tin hơn. Giống như khung xương của cơ thể người, khung gầm ô tô là bộ phận chính hỗ trợ toàn bộ hoạt động của chiếc xe. Trong điều kiện cả tĩnh và động, khung gầm có trách nhiệm nâng đỡ, chịu tải trọng cho xe.
Với mong muốn mang đến cho người sử dụng ô tô một cái nhìn toàn diện và dễ hiểu về khung gầm ô tô, chúng tôi sẽ trình bày nội dung này trực quan nhất có thể. Sở hữu những kiến thức nền tảng về khung gầm chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi làm việc với các Cố vấn dịch vụ tại Garage mỗi lúc xe gặp sự cố liên quan.
Mục lục bài viết
Đầu tiên, phải cần biết là nó rất quan trọng. Toàn bộ thân xe đẹp đẽ được lắp ghép hoàn chỉnh đặt lên cái mà chúng ta đang bàn ở đây, chính là khung gầm ô tô. Bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Pháp, “Chassis” – Khung gầm mô tả khung hoặc cấu trúc của ô tô. Khung gầm bao gồm động cơ, hệ thống truyền động, phanh, lốp, trục và khung. Chi tiết về những phần này sẽ được chúng tôi chia sẻ phía dưới, hẳn bạn sẽ rất thích.
Một kết cấu mạnh mẽ, chắc khỏe là cần thiết để mang tải trọng nặng cho xe. Khung xe là thành phần chính của hệ thống khung gầm ô tô, được tạo nên từ các thanh khung đặt ở những vị trí thích hợp. Có một kết nối giữa các thanh giằng dọc bên hông và các thanh giằng ngang.
Hệ thống treo là hệ thống kết nối một chiếc xe với bánh xe của nó và cho phép chuyển động tương đối giữa hai phần này. Hệ thống treo bao gồm lò xo (bộ đàn hồi), giảm xóc (bộ giảm chấn), bộ phận dẫn hướng, bánh xe và lốp xe.
Thiết kế của hệ thống treo trước và hệ thống treo sau thiết kế có một số khác biệt về khả năng các bánh xe đối diện di chuyển độc lập với nhau.
Khi nói về hệ thống treo, hẳn bạn sẽ có nghe tới hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập. Hình minh họa bên dưới giúp bạn biết xe ô tô của mình đang sử dụng hệ thống treo nào.
Nếu bạn sở hữu một chiếc xe ô tô có hệ thống treo độc lập, nghĩa là 2 bánh xe dao động độc lập với nhau, không có dầm cầu nối 2 bánh. Ngược lại điều này là mô tả về về hệ thống treo phụ thuộc, có dầm cầu liên kết 2 bánh với nhau.
Hệ thống treo phụ thuộc có cấu tạo đơn giản, độ bền cao, phù hợp với ô tô tải, dùng để chở hàng. Nhược điểm của hệ thống treo phụ thuộc là không được êm ái khi chạy, độ ổn định thấp.
Với hệ thống treo độc lập, chúng có cấu tạo phức tạo. Phần không được treo nhỏ nên khả năng bánh xe bám vào đường cao, khi di chuyển thì rất êm.
Đây là một phần quan trọng trong một chiếc ô tô. Lái xe không phanh nghe có vẻ điên rồ. Khung gầm giữ hệ thống phanh của xe hoạt động tốt. Khung xe phải chống lại phanh đột ngột trong xe. Một lực lớn xuất hiện khi một chiếc xe tải nặng áp dụng phanh đột ngột tác động lên khung gầm. vậy nên, điều cần thiết khung gầm ô tô theo khả năng chịu lực tốt.
Các nhà sản xuất gắn động cơ trên khung xe. Nó hoạt động như một nguồn năng lượng trong các chiếc xe. Hệ thống truyền động, phanh, tăng tốc và tất cả các mạch khác được liên kết với khung và động cơ.
Ly hợp cũng được kết nối với hệ thống khung gầm. Kết nối và ngắt kết nối nguồn được diễn ra với sự trợ giúp của ly hợp. Nó cũng hoạt động như đầu nối giữa động cơ và hệ thống truyền động. Ly hợp cũng có kết nối với hộp số, thân xe và động cơ.
Nếu có rắc rối nào mà người sử dụng ô tô hay gặp thì đó hẳn là những tiếng ồn khó chịu phát ra ở khung gầm rồi. Với những kỹ thuật viên, việc chẩn đoán nguyên nhân của tình trạng này thực sự rất khó khăn.
May mắn thay, các nhà sản xuất đã thiết kế các thiết bị kỹ thuật chẩn đoán tiếng ồn, độ rung để tìm ra nguồn gốc của tiếng ồn. Những tiếng ồn ở khung gầm này thường có nguồn gốc thì việc sửa chữa còn thiếu sót của kỹ thuật viên hoặc do hao mòn các bộ phận. Và theo kinh nghiệm sửa chữa của chúng tôi, đây sẽ là đầu mối để tìm kiếm các giải pháp phù hợp.
Một trong số những điều quan trọng nhất khi tiếp nhận vấn đề tiếng ồn ở khung gầm đó là, tiếp tục tìm kiếm sau khi tìm ra nguyên nhân sự cố để giải quyết triệt để vấn đề.
Đối với những chiếc xe cũ, số km đi được đã cao, hãy bắt đầu việc kiểm tra này bằng cách bôi trơn các chốt ở cửa, cốp và mui xe. Việc bôi trơn các gioăng cửa cao su và các bộ phận bằng nhựa bằng bình xịt silicon cũng được khuyến khích.
Luôn luôn kiểm tra hệ thống truyền lực hoặc khung gầm bằng cách thực hiện kiểm tra sơ bộ về chuyển số, lái và phanh. Kiểm tra cả hệ thống đường ống và các phần cứng khác có thể phát ra tiếng kêu khi lái xe. Thân xe cũng cần được kiểm tra phần lốp dự phòng để chắc chắn nó không lỏng lẻo, các kết nối và các vật dụng khác có thể gây ồn.
Khi bắt đầu kiểm tra phần gầm của xe, hãy nhớ rằng hệ thống ống xả dễ bị hư hại và sửa chữa thiếu kinh nghiệm. Do đó, tập chung vào bộ chuyển đổi khí thải và xúc tác là ý tưởng tốt để bắt đầu tìm kiếm nguồn tiếng ồn. Các ống xả có thể gây ra tiếng ồn do nó bị phình lên và tiếp xúc với các bộ phận khác, một biện pháp tốt là xả khí và thiết kế làm sao để tạo ra không gian đủ để bàn tay của bạn vừa khít giữa ống, ống giảm thanh và thân máy.
Ngoài ra, kiểm tra các móc treo cho chức năng thích hợp. Bộ chuyển đổi xúc tác có thể tạo ra tiếng ồn khi chất nền tách ra khỏi vỏ. Nếu bộ chuyển đổi rung khi gõ thì rất có thể là đế bị lỏng. Ngoài ra, hãy đảm bảo khớp nối giữa cửa xả và bộ chuyển đổi được an toàn. Cuối cùng, phun tất cả các bộ phận cao su bằng một hợp chất khi dung silicon. Silicone giúp làm giảm các tiếng ồn hiệu quả.
Các thành phần của hệ thống treo thường gây ra tiếng ồn. Các tiếng ồn này có thể được nhân đôi khi bạn mang xe vào Gara, khi các kỹ thuật viên kiểm tra bằng cách nhảy lên xe. Kiểm tra giá treo động cơ thông thường, thanh chống Mô-men xoắn và các giá treo hệ thống truyền lực cao su khác. Việc các phần kim loại nhỏ cọ xát với nhau có thể gây ra tiếng ồn khó chịu.
Tiếng ồn rất dễ được truyền qua hệ thống treo và khung gầm, vậy nên việc đặt các thiết bị nghe điện tử ở những vị trí chiến lược để tìm được tiếng ồn là một giải pháp hữu hiệu.
Khi khung gầm ô tô có tiếng kêu, bằng những hướng dẫn của tôi, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra và phát hiện ra các nguyên nhân. Trong điều kiện cho phép, bạn cũng có thể tự khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn không có đầy đủ dụng cụ, hoặc đơn giản là không có thời gian tìm hiểu nguyên nhân, thì hoàn toàn có thể mang xe tới các hệ thống Gara để được hỗ trợ sửa chữa. Đặt lịch kiểm tra tại đây.
Tiếng ồn phát ra từ khung gầm không thì khiến việc sử dụng xe thiếu thoải mái và tự tin mà về lâu dài, nó sẽ gây ra những hỏng hóc nghiêm trọng hơn ở các bộ phận khung gầm ô tô. Chi phí sửa chữa vì thế mà sẽ bị độn lên rất nhiều. Giờ thì bạn biết nên làm gì rồi đúng không? Mong là bạn đã có một trải nghiệm tốt với nội dung của chúng tôi cung cấp.
Nội dung được biên dịch tại nguồn: https://www.knowyourparts.com/technical-resources/suspension/chassis-noise-diagnostics/
Hệ thống OBD II có liên hệ chặt chẽ tới những đèn cảnh báo trên bảng điều khiển của những người đi ô tô. Vậy thì hệ thống OBD II là gì? Chúng hoạt....
Điều hòa ô tô rò rỉ nước là một trong những sự cố thường gặp của những người đi ô tô. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa ô tô rò....
Hộp số tự động của bạn là một trong những hệ thống phức tạp nhất trong xe của bạn. Nó là một thành phần quan trọng của chiếc xe và là một trong những....
Không thể phủ nhận rằng, một chiếc lốp ô tô tốt giúp trải nghiệm đi xe được nâng cao, bảo vệ các bộ phận khác của máy cũng như nâng cao tuổi thọ của....
Bộ lọc gió động cơ ô tô là vô cùng quan trọng đối với tất cả các loại ô tô, từ xe đua, xe chở hàng hay xe dùng đi trong thành phố. Không....
Cho dù bạn đang lái một chiếc i10, i20, i30, Ionic, Kona, Santa Fe hoặc một mẫu xe khác thì đèn cảnh báo ô tô Hyundai đều tuân theo hệ thống màu đèn giao....
Nếu một sáng không may bạn nhìn thấy có một dung dịch màu xanh chảy ra từ gầm xe của mình, đọng lại trên mặt đất thì đó là một tình huống đáng báo....
Hệ thống OBD II ghi nhận những mã lỗi về bộ chuyển đổi khí thải, cảm biến oxy, hệ thống tuần hoàn khí thải, van hằng nhiệt của hệ thống làm mát và cảm....
Hotline: