Xe ô tô không chỉ là phương tiện giao thông, mà còn là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Để duy trì và nâng cao hiệu suất của chiếc xe, việc chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ tại nhà là rất quan trọng. Dưới đây là một số mẹo và kinh nghiệm hữu ích để bạn tự chăm sóc xe tại nhà một cách chuyên nghiệp.
Mục lục bài viết
Phần ngoại thất cần quan sát và kiểm tra nhiều nhất chính là màu sơn của xe, kính chắn gió, kính cửa xe và cần gạt nước. Để việc kiểm tra chính xác hơn thì ngay sau khi rửa xe, bạn nên quan sát các đặc điểm này.
Kính chắn gió hoặc kính cửa xe bị nứt thì nguy cơ vỡ rất cao khi di chuyển vào các cung đường lồi lõm. Điều này gây mất an toàn cao đối với tài xế và hành khách.
Cần gạt nước nếu bị mòn phần cao su hoặc gây trầy xước mặt kính sẽ không phát huy hết tác dụng khi vận hành xe.
Vì thế, nếu không sửa chữa được thì nên thay thế mới các bộ phận trên xe để đảm bảo mọi chuyến đi đều được an toàn và bình an.
Bắt đầu từ bánh xe, nếu có chút thời gian rảnh thì hãy đi quanh chiếc xe và kiểm tra bốn bánh một cách trực quan. Nếu dư giả thời giờ hơn, hãy xem xét 4 lốp một cách kỹ lưỡng hơn. Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và diện tích bề mặt tiếp xúc bé nhất là bằng lòng bàn tay. Do đó nếu lốp bị mòn thì độ bám đường của xe cũng sẽ giảm, đồng nghĩa với tỷ lệ gặp tai nạn gia tăng, đặc biệt tại những đoạn đường trơn trượt.
Nên tập thói quen kiểm tra lốp xe mỗi tuần một lần và tiến hành đo áp suất lốp. Lốp xe non là nguyên nhân của khá nhiều rắc rối trong quá trình điều khiển ô tô, đơn giản nhất là việc gây hao mòn cho lốp, tạo ra lực cản (tăng tiêu thụ nhiên liệu) và độ bám đường kém khi rẽ hoặc phanh. Người dùng có thể đặt mua máy đo áp suất lốp để kiểm tra liệu độ căng của lốp xe có phù hợp với điều kiện khác nhau của mỗi đoạn đường hay không. Ví như khi vận hành xe ở những đoạn đường nhiều cát thì nhất thiết phải giảm áp suất lốp, làm bánh xe non đi.
Đèn pha và đèn chiếu hậu là hai loại đèn có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc định hướng quan sát cho tài xế khi di chuyển ở cung đường có ánh sáng yếu hoặc trong đêm. Nếu hệ thống đèn này gặp sự cố hoặc hư hỏng, việc vận hành xe rất dễ gặp phải rủi ro về tai nạn nghiêm trọng trên đường. Vì thế, cần quan sát, kiểm tra định kỳ để đảm bảo hệ thống đèn luôn còn hoạt động tốt.
Để việc kiểm tra hệ thống đèn trong và ngoài xe ô tô được dễ dàng hơn. Bạn nên nhờ thêm một người khác quan sát hộ, nhất là đèn hậu để kịp sửa chữa hoặc thay mới nếu cần.
Trong trường hợp phát hiện đèn có ánh sáng yếu, cần đưa xe đến hãng để được bảo hành hoặc kiểm tra thay vì đi thay bóng đèn khác có công suất cao hơn. Bởi vì, đèn mới có khả năng gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác liên quan.
Kể cả với những ai không bao giờ tự tay thay dầu, tra dầu trợ lực tay lái hoặc dung dịch làm mát cho xe thì việc biết cách kiểm tra lượng chất lỏng còn lại vẫn rất cần thiết. Phần lớn các xe đều có các nắp vặn, nắp đậy sáng màu ở những bộ phận này nhằm gây chú ý với người dùng khiến họ thường xuyên kiểm tra.
Phần lớn các trường hợp, nếu không thể quan sát số trên que đo độ sâu thì sẽ nhìn được thấy lượng chất lỏng còn lại trong bình chứa. Đa số sẽ có vết khía hình chữ V chỉ ra lượng tối ưu. Nếu mực chất lỏng thấp hơn mức này thì đã đến lúc nên bổ sung rồi (nên đọc sách hướng dẫn để chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng dụng cụ bơm chất lỏng). Bạn cũng nên kiểm tra lượng dầu và màu sắc của nó. Dầu được dùng trong xe sạch và trong thì hẳn bạn luôn chăm chút cho xế của mình, còn nếu không, dầu có màu lạ thì tốt nhất nên đưa thẳng xe đến tiệm sửa xe gần nhất để được kiểm tra.
Thường xuyên kiểm tra khoang động cơ xem tình trạng các hệ thống hoạt động như thế nào, có dấu hiệu bị rò rỉ dầu nhớt hay không, kiểm tra xem có chuột vào cắn phá dây điện hay không…
Thường xuyên vệ sinh các chi tiết cơ khí, cũng như các hộp rơle cầu chì, đảm bảo an toàn với các thiết bị điện như: máy phát, máy khởi động, hệ thống điện đèn pha, đèn sương mù, bình ắc-quy…
Hệ thống phanh là một bộ phận rất quan trọng đối với ô tô, việc kiểm tra hệ thống phanh nên diễn ra thường xuyên, để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Việc kiểm tra hệ thống phanh có thể kiểm tra trực tiếp bằng thị giác, hoặc có thể nhận biết qua các biểu hiện trong quá trình sử dụng, như má phanh phát ra tiếng kêu, phanh xe bị lệch tay lái…
Trước tiên, ta kiểm tra má phanh, xem đã bị mòn hay chưa. Sau đó, vệ sinh củ phanh sạch sẽ, vì đây là nơi trực tiếp tiếp xúc với đất, cát, nên gây ra hiện tượng má phanh bị mài mòn và có tiếng kêu. Nếu củ phanh bị mòn, hãy đến garage gần nhất để kịp thời thay thế và sửa chữa.
Hãy trang bị cho xế yêu đồng hồ đo điện (VOM), kiểm tra tình trạng điện trên xe, kiểm tra máy phát hoạt động như thế nào, kiểm tra ắc-quy có bị ăn mòn hay bị ô-xy hóa không…
Đo tình trạng ắc-quy theo quy chuẩn sau:
a. Đo ắc-quy không tải: là đo ắc-quy khi động cơ không hoạt động, đo trực tiếp trên cọc bình ắc-quy, bình ắc-quy tốt sẽ cho thông số 12.4 (V).
b. Đo ắc-quy toàn tải: tức là đo ắc-quy khi động cơ đang hoạt động. Lúc này, chúng ta đo trực tiếp trên bình ắc-quy, nhưng thực chất kiểm tra hoạt động của máy phát có tốt không. Ở bước này có 2 dạng:
Dạng thứ nhất: Đo ắc-quy khi động cơ hoạt động ở chế độ cầm chừng (không đạp ga). Khi đó, nếu ắc-quy cho thông số 13.9 (V), tức máy phát hoạt động bình thường, các chi tiết buli hoạt động đồng tốc với nhau. Nếu thấp hơn thông số trên, thì hãy sửa chữa khắc phục sớm nhất, tránh tình trạng làm hư hại ắc-quy.
Dạng thứ hai: Đo ắc-quy khi động cơ hoạt động ở chế độ toàn tải (đạp ga mạnh và giữ chân ga). Nếu đồng hồ hiển thị 14.2 (V), tức là tiết chế trong máy phát vẫn hoạt động tốt, dòng điện nạp vào ắc-quy ổn định. Nếu như cho thông số cao hơn, chúng ta không nên để tình trạng này kéo dài quá lâu, sẽ gây ra hiện tượng phù bình, ắc-quy sẽ bị hư hỏng ngay.
Một lời khuyên khác là, nếu dùng dung dịch tẩy rửa trong quá trình lau dọn thì chú ý đừng để chúng dính vào tay gạt số, vô-lăng bằng kim loại hoặc chân phanh. Tất nhiên nếu lau chùi bằng dung dịch thì các bộ phận này có thể luôn “sáng bóng như mới”, nhưng đồng thời chúng cũng trở nên trơn trượt, khó điều khiển và có khả năng gây tai nạn.
Tiếp theo là những lưu ý khi làm sạch ngoại thất. Có rất nhiều tiệm rửa xe nên việc thường xuyên làm sạch ô tô hẳn đã không còn khó khăn. Tuy nhiên, tự mình rửa xe tại nhà lại khá thú vị. Thường xuyên rửa xe không chỉ giúp cho ô tô luôn sạch sẽ, loại bỏ được bụi đường nhựa cây, thậm chí phân chim (Phân chim làm mòn lớp sơn bóng bề mặt xe ô tô) mà còn giúp tạo ra một lớp ngăn cách giữa lớp sơn xe và các ảnh hưởng từ thời tiết (nên dùng sáp trong quá trình lau dọn để đạt kết quả như mong đợi).
Lưu ý: khi rửa xe nên có ít nhất hai chiếc xô đựng nước và hai miếng bọt biển, một để lau thân xe, và một để làm sạch bánh xe, ngoài ra bạn nên dùng các loại dung dịch vệ sinh xe ô tô chuyên dụng để làm sạch theo từng vị trí bên trong xe khác nhau, để tránh việc làm hư hỏng các vật liệu như da, nỉ hoặc nhựa gắn trên xe.
Auto i-Tech Garage – Bảo dưỡng phanh luôn là MIỄN PHÍ
>> Chi tiết xem tại: BẢO DƯỠNG PHANH MIỄN PHÍ
HỆ THỐNG CHUỖI SỬA XE CÔNG NGHỆ AUTO I-TECH
Hotline: 1900-888-696 | 0989.679.189 | https://autoitech.vn | info@autoitech.vn
Quét QR Code đê xem hệ thống:
Nước làm mát là một loại trong số những vật tư tiêu hao mà bất kỳ người đi ô tô nào cũng biết, nhưng lại hiểu không sâu. 90% người đi ô tô phó....
Bộ Công an đề xuất xe hơi cá nhân cũng cần có thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe mới đủ điều kiện tham gia giao thông. Tại Dự thảo....
Nếu bạn đang tìm kiếm một Gara sửa ô tô Cầu Giấy, thì hẳn đang đau đầu lắm vì có quá nhiều lựa chọn. Việc tìm kiếm trên Google cũng đưa ra bạn một....
Khi lốp tiếp xúc với đường, đó là chi phí thấp nhất để cải thiện kinh nghiệm lái xe và kiến thức xe hơi của bạn. Duy trì áp suất lốp phù hợp là....
Nhiều anh em nghĩ rằng, túi khí ô tô được phồng lên nhờ một nguồn khí nén ở đâu đó trong ô tô. Hehe, nhưng không phải nha! Cảnh báo bài này hơi dài,....
Má phanh là một trong những bộ phận ô tô có tốc độ và mức độ hao mòn nhanh đến mức không thể tưởng tượng nổi. Nếu bạn là một người đi xe “bằng....
Má phanh Ceramic là một trong những loại phanh được yêu thích và xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây. Những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, má phanh được làm....
Bảo dưỡng xe ô tô Vios tại Auto i-Tech được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn chung của hãng. Đây là một dòng xe Sedan của hãng Toyota rất được ưa chuộng tại thị....
Hotline: