Thời gian giãn cách toàn xã hội do đại dịch Covid ngày càng kéo dài, và chưa biết tới khi nào thì kết thúc. Nhiều chiếc ô tô rơi vào tình trạng “đắp chiếu” hàng tháng trời tại bãi đậu xe, dưới sân nhà hoặc dưới hầm. Các chủ xế đừng lơ là chăm sóc ô tô mùa Covid này nhé!
Dưới đây là những lưu ý về cách bảo vệ sức khỏe cho chiếc xe của bạn mùa dịch, cùng theo dõi và nhớ áp dụng nhé.
Hãy đảm bảo tất cả rác, thức ăn, những đồ dùng không cần thiết ở trên xe được mang ra, hút bụi sạch sẽ khoang nội thất, để tránh tình trạng vi khuẩn, nấm mốc xuất hiện và kích thích côn trùng làm tổ.
Phần thân vỏ cần được làm sạch để loại bỏ bùn đất bám vào. Khi để xe một thời gian lâu với những vết bẩn này, hiện tượng ăn mòn chắc chắn sẽ xảy ra.
Ngoài ra, bạn nên dùng bình xịt côn trùng để xịt vào những bộ phận mà côn trùng, chuột bọ có thể tiếp cận, cắn phá ở bên trong khoang động cơ.
Phanh tay khi xe không sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến lực ép từ má phanh lên đĩa phanh làm cho khu vực này lõm lại, thậm chí dính vào đĩa phanh dẫn đến hiện tượng kẹt hay bó cứng phanh khi sử dụng lại. Ngoài ra, hơi ẩm có thể dẫn đến gỉ, sét. Vì vậy, với các xe sử dụng phanh tay cơ (cần kéo, thanh kéo…) nếu đỗ xe lâu ngày không sử dụng, bạn nên hạ phanh tay.
Ắc quy là chi tiết quan trọng trên xe. Nếu lâu ngày không hoạt động sẽ làm giảm lượng điện bên trong bình, nhất là đối với bình cũ. Vì vậy, với ô tô lâu ngày không sử dụng bạn nên tắt hết các thiết bị điện trên xe. Nên tháo cọc “âm” bình ắc-quy nếu xe của bạn là xe đời cũ. Để phòng trường hợp xe hết điện, nên chuẩn bị bộ kích bình.
Để trả lời cho câu hỏi xe lâu không đi có nên tháo bình ắc quy ra không? Dưới đây là một vài thông tin để bạn tham khảo:
Theo các tài liệu hướng dẫn sử dụng:
Tuy nhiên với một số dòng xe hiện đại hơn như BMW, Mercedes thì việc tháo acquy không được khuyến cáo vì điều này rất có thể ảnh hưởng đến các hệ thống điện tử trên xe.
Ngoài ra, việc thay thế, tháo lắp acquy với những xe này sẽ phải reset hoặc khai báo với xe bằng các thiết bị chuyên dụng. Cụ thể với BMW, họ chỉ nhắc người dùng sẽ cần sạc bình acquy nếu sau khoảng 1 tháng không sử dụng.
Để đảm bảo động cơ, hộp số được bôi trơn và hoạt động trơn tru, sau 5 – 7 ngày bạn nên đề máy khởi động xe trong khoảng thời gian 10 – 15 phút. Đạp mạnh ga từ 7 – 10 lần để loại bỏ hơi ẩm trong ống xả. Khi tốc độ vòng tua máy ổn định, nên bật hệ thống điều hòa, quạt gió ở mức cao trong ít nhất 2 phút. Điều này sẽ giúp loại bỏ hơi ẩm trong hệ thống điều hòa.
Dù ô tô để lâu không sử dụng, bạn cũng nên đổ đầy bình nhiên liệu để hạn chế khoảng trống lớn tạo ra trong bình có thể khiến khí ẩm xâm nhập vào gây ngưng tụ hơi nước, ảnh hưởng chất lượng xăng (dầu) khiến xe khó khởi động khi cần sử dụng lại.
Hiện Auto i-Tech đang triển khai dịch vụ sửa xe Online hỗ trợ các chủ xế xử lý sự cố về nghe mà không phải đi lại. Chi tiết xe tại đây.
Giống như bao ngành khác như Du lịch, Hàng không, Khách sạn… ngành công nghiệp Ô tô cũng một phen sóng gió trước cơn lốc mang tên COVID – 19. Mức độ tàn phá....
Mặc dù khi nhắc đến quá trình hoạt động của xe hơi ít ai nghĩ đến có sự xuất hiện của các phản ứng hóa học. Tuy nhiên chúng vẫn đang âm thầm diễn....
Dầu phanh là một trong những chất lỏng quan trọng mà bất kỳ chủ xế nào cũng cần phải tìm hiểu để có thể đồng hành lâu dài cùng người bạn đường của mình.....
Dưới đây là cái nhìn toàn diện và thông số chính của mô hình ô tô điện (EV) đầu tiên được mong đợi từ Xiaomi, thông tin này đã được tiết lộ qua một....
Chi 1 đồng bảo dưỡng ô tô là bạn đang tiết kiệm 10 đồng sửa chữa. Đây là một cách nói ví von cho tầm quan trọng của việc bảo dưỡng xe hơi. Chúng....
Ở thời điểm hiện tại, để sở hữu một chiếc xe ô tô không phải là vấn đề quá lớn với nhiều sự lựa chọn đa dạng, khả năng sở hữu xe ngày càng....
VIẾT BÁO CHUNG KIẾM TIỀN “RIÊNG” Viết báo là một Hoạt động nội bộ của Chuỗi sửa xe công nghệ Auto i-Tech nhằm nâng cao hiểu biết của CBNV về thương hiệu, qua đó....
Một cái nhìn đầy đủ và mới mẻ về xe điện (Electric Vehicle), bài viết sẽ là những viên gạch đầu tiên cho nền móng kiến thức ô tô điện của bạn thêm phần....
Hotline: